Triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tập huấn nghiệp vụ chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt huyện Thủy Nguyên năm 2022
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tập huấn nghiệp vụ chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt huyện Thủy Nguyên năm 2022
Sáng 07/10, huyện Thủy Nguyên tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tập huấn nghiệp vụ chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt huyện năm 2022.
Quán triệt quan điểm của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, ngày 26/10/2021, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU của về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, "xác định chuyển đổi số là "động lực" trong phát triển thành phố; là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dàu; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm..."
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Uông Minh Long, Phó Chủ tịch UBND huyện nêu rõ, thời gian gian qua, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn cũng đã tích cực, chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị mình. Nhận thức về chuyển đổi số của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt là doanh nghiệp, người dân đã bắt đầu có ý thức trách nhiệm và mong muốn được tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Ủy ban nhân dân huyện cũng đã chủ động tìm kiếm các giải pháp chuyển đổi số với việc liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông. Người dân cũng đang thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm công nghệ mới và đang bắt đầu được thừa hưởng những giá trị từ chuyển đổi số và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số, với các hoạt động như: giao dịch điện tử; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng các ứng dụng phòng chống dịch bệnh Covid-19; sử dụng thẻ BHYT điện tử… Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu phục vụ chuyển đổi số từng bước được hoàn thiện. Mạng truyền số liệu chuyên dùng; hệ thống camera giám sát thông minh… sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số trong thời gian tới.
Đồng nhấn mạnh, phải xác định chuyển đổi số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân; trong đó lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, là chủ thể quan trọng nhất, là mục tiêu, yêu cầu, động lực và là đối tượng chính thụ hưởng thành quả của quá trình chuyển đổi số. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Trường Giang- Giám đốc Công nghệ thông tin Viettel Hải Phòng trình bày chuyên đề ứng dụng chuyển đổi số trông công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và hoạt động điều hành của chính quyền địa phương
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo viên của Sở Thông tin và Truyền thông, Viettel Hải Phòng trình bày 02 chuyên đề: Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ứng dụng chuyển đổi số trông công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và hoạt động điều hành của chính quyền địa phương./.
Phòng VH&TT